Phát triển kỹ năng cho trẻ 4 -6 tháng tuổi : Kích thích khả năng thiên tài trong bé

Sau tháng đầu tiên miệt mài giúp bé tăng cường các giác quan của mình, sang tháng thứ 4 trở đi bạn sẽ nhận ra bé đã có những tiến bộ rất vượt bậc nhưng không vì thế mà bạn ngưng nghỉ việc rèn luyện này. Hãy tiếp tục cùng với Mẹ và bé thực hiện các phương pháp phát triển kỹ năng phù hợp cho bé trong giai đoạn này nhé.

Phát triển kỹ năng cho trẻ 4 -6 tháng tuổi

Giai đoạn này, em bé đã có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm các đồ vật một cách có ý thức. Ở độ tuổi này, thay vì mặc bé một mình nằm nhìn đồ chơi quay tròn được treo trên giường hãy đế bé yêu luôn ở gần bên bạn. Có thể cho bé ngồi ở ghê dành riêng cho mình. Với những em bé từ khi còn ở trong bụng mẹ đã được nghe những câu chuyện của mẹ kể sau khi sinh khoảng 3 tháng là đã có thể phát ra tiếng ô, a, cha  cha,.. khoảng một tuổi sẽ bộc lộ là đứa trẻ rất thông minh lanh lợi hơn hẳn những em bé cùng tuổi mà lúc trong bụng mẹ không được nghe mẹ kể chuyện.

Thị giác

Dẫn bé tới gần bức tranh nổi tiếng và nói chuyện cho bé nghe về bức tranh đó. Khi dẫn bé đi dạo chơi, nhất thiết phải bằng mọi cách để cho bé ghi nhờ càng nhiều càng ấn tượng về thế giới bên ngoài càng tốt. Bên cạnh đó bạn không nên quên hướng trẻ nhìn vào cảnh sắc xung quanh, mẹ có thể nói những từ ngữ về cảnh sắc đó, hoặc là khi bế bé đi dạo trong nhà, nhìn thấy đồ vật gì trong nhà, mẹ có thể đọc tên đồ vật đó lên, lặp đi lặp lại nhều lần cho bé nghe.

Dẫn bé tới gần chữ cái, chỉ vào từng chữ cái, đọc tên chúng, lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng cách này nhiều em bé mới 6 tháng tuổi đã có thể nhớ được bảng chữ cái Latinh.

Một điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là kiểm tra xem bé có phản ứng với ánh sáng hay không. Hãy kiểm tra khi bất đèn sáng em bé có nhìn về phía đèn hay không để kiểm tra thị thực của bé. Phải làm vậy để sớm phát hiện ra những em bé bị khuyết tật thị giác để có thể có cách xử lý kịp thời càng sớm càng tốt.

Thính giác

Cho em bé ra công viên chơi để em bé tập nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé. Cho em bé vào tắm bồn cùng với mẹ, hai mẹ con thư giãn và nói chuyện thật nhiều. Có hai điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé

  • Phài dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Các giọng trầm thấp thì không được.
  • Dùng cả điệu bộ tay chân để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “ Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?” khi nói giọng nói diễn cảm vui vẻ là giọng nói thu hút bé nhất. Bé sẽ nhớ một điều là khi hỏi phải trả lời, và những câu trả lời đầu tiên của em bé đó chính là các âm phát ra tư cổ họng như “gừ gừ”,
    chà, chà”…
  • Gọi, hay nói chuyện nên nói vào tai phải của bé. Thường thì bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậ khoảng 4 tháng tuổi có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
  • Khi nói chuyện với bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “ Bin ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm ký ức phát triển dần lên.
  • Khi em bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
  • Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “ Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê này”. Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở, quan trọng là lặp đi lặp lại nhiều lần.

Xúc giác

Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy ăn chẳng hạn.

Hãy để đồ chơi thích hợp trong tầm với của trẻ
Hãy để đồ chơi thích hợp trong tầm với của trẻ

Bình thường trẻ được 5 – 6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song nếu luyện tập cho bé tập, cầm, nắm từ sớm khoảng đến 3 tháng tuổi bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác cầm, nắm, rất thành thạo. Những em bé đó sẽ có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng thành.

Cho bé sờ vào chậu nước ấm, lại sờ vào chậu nước lạnh, luân phiên nhau. Cũng dạy bé xòe bàn tay, nắm bàn ta ở trong nước xem sao. Bạn cũng có kích thích bé vận động bằng cách cho bé nằm sấp lên bụng bố, mẹ để bé ngóc đầu dậy được càng lâu càng tốt

 

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: