Đây là lý do vì sao bạn không nên cấm trẻ làm điều gì đó mà nên rủ trẻ sang trò chơi khác?

Nếu cha mẹ luôn cấm đoán: “Không được thế này! Không được thế nọ” thì trẻ sẽ ra sao? Hãy cùng Mẹ và bé khám phá bí mật này nhé.

Vì sao bố mẹ không nên cấm đoán trẻ

Khi bị bạn cấm đoán quá nhiều, bé của bạn sẽ trở nên cực kỳ tiêu cực, không thể phát triển tính tự tin lên được. Khi trẻ lớn hơn một chút sẽ dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Thông thường, khi bị cấm đoán làm những việc trẻ muốn, trong lòng thường sẽ nảy sinh tính phản kháng khiến trẻ có tính nóng nảy và hay cáu. Nếu như bé kéo chăn trải bàn làm rơi vỡ bát chén, có lẽ bé sẽ của bạn sẽ sớm làm lại điều đó lần thứ 2 để xem kết quả có giống như lần trước hay không.

giáo dục con cái

Bạn có thể tạo ra một trường hợp tương tự giúp bé thử trải nghiệm điều đó. Chẳng hạn như lấy một cái khăn, cho vài món đồ chơi trẻ thích lên đó quan sát bạn sẽ nhận ra rằng bé sẽ kéo cái khăn đó và nhận ra mọi thứ bị rơi ra ngoài. Nhưng làm lại lần nữa, trên đó không có món đồ chơi nào khi bé kéo thì chẳng có gì xảy ra. Và sau đó bé sẽ không kéo khăn trải bàn nữa vì đã nhận ra được mối liên hệ giữa khăn trải bàn và đồ vật để trên đó.

Ở giai đoạn đón nhận va chạm từ bên ngoài là rất quan trọng do đó những câu nói cấm đoán: “ Không được” sẽ không giúp bé khôn lên được, câu nói đó sẽ làm triệt tiêu tố chất tiềm ẩn bên trong trẻ ghê gớm hơn tất thảy. Bạn chỉ nên dùng câu nói đó khi trẻ gần kề với nguy hủy, hoặc trường hợp đó có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của trẻ mà thôi, không nên quá lạm dụng.

Thay vì cấm đoán trẻ làm một việc nào đó hãy tìm cách rủ trẻ sang một trò chơi khác thì hơn. Như vậy không hề có tính cưỡng ép hay cấm đoán lại khiến trẻ vô cùng thoải mái.

Dưới đây là một vài trò chơi thú vị dành cho bé mà bạn nên thử ít nhất một lần.

Trò chơi tìm châu báu – giúp phát triển trí năng

Giấu đồ vật rồi bảo trẻ đi tìm. Trò chơi này sẽ dạy cho trẻ hiệu rằng, kể cả những nơi mà ma9t1 không nhìn tới được cũng có thể có đồ vật.

Đoán đồ vật

Cho thức ăn vào 1 trong 3 cái chén. Trên mỗi chén phủ một tờ giấy ăn hay khăn ăn, Nhấc tờ giấy ra khỏi miệng chén trong vòng 10 giây rồi lại đậy lại, bảo trẻ đoán xem thức ăn ở trong chén nào. Cho trẻ chơi đến khi nào trả lời đúng ngay thì lúc đó trí năng của trẻ đã phát triển rồi đó.

Bắt chước

Cho trẻ bắt chước giống cha mẹ làm. Mẹ lấy tay bịt mắt của mẹ lại, bảo con cũng lấy tay tự bịt mắt con lại. Tiếp theo là mũi, là miệng, hay kéo dài tai ra. Bạn giả vờ cầm bút viết chữ, bé cũng sẽ bắt chước theo, rất hữu ích đúng không nào.

Khám phá

Trẻ từ 1-3 tuổi, vào giai đoạn này khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển cực tập trung. Các cơ quan như vùng hàm, họng để phát âm phát triển vượt trội, giúp trẻ có thể phân biệt và sử dụng âm tiết một cách chính xác. Trẻ cũng có thể nói được những câu kết nối của 2, 3 từ liền nhau.

Thời kỳ này mà còn cho trẻ ngậm ti giả sẽ khiến cho các cơ quan điều chỉnh âm tiết không phát triển, trẻ sẽ chậm biết nói, đây là cái mà bạn cần lưu ý. Nên cho trẻ cai sữa, cai ti giả trong khoảng từ 8 tháng đến 1 năm tuổi.

Khoảng 1 tuỗi rưỡi bé sẽ nói được khoảng 450 từ đơn, nhưng khi tròn 2 tuổi sẽ nói được 300 từ. Để tiếp tục phát triển khả năng này mỗi khi ở bên con, hay khi thay quần áo, ăn cơm, đi dạo,… bạn phải nói chuyện với con thật nhiều nhé.

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: