Trẻ cãi nhau, bố mẹ đừng vội mắng vì những lý do bất ngờ sau đây

Trẻ cãi nhau, phải làm sao? Phần lớn các bậc cha mẹ luôn cho rằng, trẻ nhỏ cãi nhau là không nên và thường la mắng chúng về việc này, thế nhưng có thực là suy nghĩ đó đúng? Hãy cùng Mẹ và bé khám phá nhé.

trẻ cãi nhau, lợi ích của việc cãi nhau ở trẻ, mẹ và bé, mommy baby

Trẻ cãi nhau không hẳn là xấu

Từ xưa đến nay, con người là một động vật xã hội mang bản năng bầy đàn mà nếu xa rời xã hội chúng ta không thể sinh tồn được. Trong bộ não của con người có não trước có khả năng đưa ra chính kiến, có thể tìm cách điều chỉnh giữa tập thể và cá nhân. Chính vì thế, nếu như ta không cân bằng được cá nhân và tập thể thì ta không thể thích ứng được với xã hội.

Có thể thấy được cân bằng này hay không tùy thuộc vào các giáo dục trẻ ở thời kì ấu thơ. Nhờ quá trình nuôi dạy, giáo dục khi còn bé nên con người có khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân như cái nào cần đưa chính kiến thì sẽ đưa ra chính kiến, cái nào cần hợp tác thì ta sẽ hợp tác. Và chính việc cho trẻ nhỏ chơi cùng nhau đã góp phần đáng kể tạo nên việc này.

trẻ cãi nhau, lợi ích của việc cãi nhau ở trẻ, mẹ và bé, mommy baby

Khi trẻ được 2 tuổi thay vì cho trẻ chơi một mình hãy cho trẻ chơi cùng bạn. Từ trước đến nay, trẻ được cha mẹ bao bọc, có chính kiến cũa mình, đến lúc này trẻ sẽ bắt đầu học được cách hợp tac cùng mọi người trong một tập thể.

Dĩ nhiên có những lúc chính kiến của bé không được chấp nhận, bé sẽ chạy về khóc với bạn hay có khi bất đồng ý kiến, bé của bạn làm cho bạn khóc nhưng qua đó bé sẽ học được cách làm thế nào để sống trong một tập thể thông qua những hoạt động như cùng chơi, cãi nhau hay gây lộn cùng bạn bé.

Trẻ cãi nhau hay thậm chí “gây lộn” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp nuôi dưỡng tính cộng đồng và suy nghĩ, hành động tích cực ở trẻ.

Trẻ 3 tuổi sẽ chủ động tích cực khi bắt đầu cãi nhau với bạn. Hành động này là một bằng chứng chứng tỏ trẻ khẳng định chính kiến của mình và khẳng định sự tự lập của bản thân.

Vì sao trẻ cãi nhau? Có nên can thiệp vào những cơn “giận dữ” nhau của trẻ?

Có thể kể ra hàng trăm ngàn lí do để trẻ cãi nhau và gây lộn, ví dụ như tranh giành quyền sở hữu đồ chơi, tranh giành thứ tự để chơi, hay nói xấu nhau…, và không có cuộc cãi nhau nào mà không có nguyên nhân. Nếu như cha mẹ thấy trẻ cãi nhau mà không tìm hiểu kỹ nguyên nhân cho rằng cãi nhau là xâu hay không nên cãi nhau thì điều đó sẽ không đẹp lại hiệu quả gì trpng việc giúp trẻ phát huy tính hợp tác.

Và đương nhiên nếu cha mẹ can thiệp vào việc trẻ con cãi nhau cũng là làm mất cơ hội nuôi dưỡng tính cộng đồng của trẻ.

trẻ cãi nhau, lợi ích của việc cãi nhau ở trẻ, mẹ và bé, mommy baby
Hãy để cho trẻ có cơ hội bày tỏ chính kiến của bản thân

Tự bản thân trẻ sẽ biết cách xây dựng cho chúng những nguyên tắc riêng cùng nhau đưa ra những chính kiến bản thân và cùng nhau hợp tác. Như vậy, cha mẹ không cần thiết phải can thiệp vào việc này. Còn nếu cha mẹ cố tình can thiệp vào cuộc cãi nhau của trẻ bằng sự phán đoán, la mắng rằng trẻ cãi nhau là hư, cho rằng cãi nhau là xấu thì sẽ chỉ làm cho trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, hoặc sẽ trở nên ương bướng. Chính vì thế mà cãi nhau chính là bài học đầu tiên cho trẻ khi bắt đầu bước vào cuộc sống xã hội.

Quan điểm này thật ra vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi, đặc biệt ở những gia đình có nếp nghĩ truyền thống. Tất nhiên, không nên bỏ qua lời khuyên chí lí của ông bà là “gà một mẹ chớ hoài đá nhau”, tuy nhiên, nếu như cơn giận dỗi của trẻ với nhau vẫn còn nằm trong kiểm soát của bố mẹ, đừng vội can thiệp qúa sâu vào những màn “tranh luận nảy lửa” của con, nhưng hãy theo dõi và đưa ra cách giải quyết, phân xử hợp lý chỉ khi trẻ không tìm được tiếng nói chung..

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: