Trẻ ăn váng sữa thế nào đúng cách để không bị rối loạn tiêu hóa?

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách là một trong những điều các mẹ cần biết, bởi dù váng sữa rất bổ dưỡng nhưng nếu không cho bé ăn đúng cách, đúng độ tuổi có thể gây ra những vấn đề tai hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Trước khi tìm hiểu làm sao cho bé ăn váng sữa đúng cách, các mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về váng sữa và từ đó có chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý khi cho bé ăn váng sữa.

Váng sữa là gì?

Váng sữa, như tên gọi là một chế phẩm từ sữa bò. Váng sữa tiếng Anh gọi là ‘milk scum’, là chất béo từ sữa nổi lên kết thành mảng trên bề mặt của sữa khi đun nóng sữa hoặc sữa để trong một thời gian ngoài không khí không đậy nắp (theo wikipedia).

Váng sữa được tạo nên từ kem sữa (milk cream) và rất béo. Sữa các mẹ cho trẻ uống thường sữa đã được tách béo, còn nếu không tách béo sẽ được gọi bằng cái tên quen thuộc là ‘sữa nguyên kem’. Và khi tách lớp béo của sữa ra, ta có váng sữa.

Bởi vậy, váng sữa có tỷ lệ béo rất cao. Tùy vào loai váng sữa, tỷ lệ chất béo của váng sữa dao động từ 10% – 40%. Theo thống kê, cứ 100g váng sữa trung bình có chứa khoảng 13g chất béo.

Và hàm lượng chất béo cao trong váng sữa chính là vấn đề khiến các mẹ cần phải lưu ý khi cho bé ăn váng sữa. Chất béo sẽ khiến bé có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn váng sữa không đúng cách.

Váng sữa được tạo ra như thế nào?

Sau khi có sữa từ bò, người ta sẽ đem sữa tách ra thành kem sữa và sữa tách bơ. Sau đó, kem sữa sẽ được

Trong sản xuất công nghiệp, đầu tiên người ta tách sữa ra thành kem và sữa tách bơ. Tiếp theo đó phần kem sẽ trải qua quy trình chuẩn hóa để đảm bảo độ béo cần thiết.

Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh, kem này sẽ được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur. Sau đó, kem được cho vào thùng, trộn mềm và ủ chua. Khi đạt được độ chua mong muốn, kem được để ở nhiệt độ khoảng 8 độ C cho lên men trong vòng một ngày. Kết thúc quá trình này, kem trở thành váng sữa với kết cấu đặc và mang hương vị đặc trưng riêng.

Sở dĩ có tên kem chua vì khi chưa có công nghệ làm sữa, váng sữa được sản xuất bằng cách để nguyên sữa cho sữa tự đóng váng, trong quá trình đóng váng vi khuẩn acid lactic có trong sữa sẽ lên men khiến cho váng sữa có vị chua mặc dù vị chua này rất nhẹ. Ngày nay váng sữa được sản xuất công nghiệp bằng cách dùng máy ly tâm để tách váng sữa khỏi sữa tươi nguyên chất.

Váng sữa/Kem sữa sau khi được tách khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng, sau đó sẽ được dùng để sản xuất các chế phẩm khác như bơ, pho mát, sữa chua/sữa đông, kem tươi (whipping cream)…

Tùy thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò).

Váng sữa có tác dụng gì?

Váng sữa, ngoài việc tác động tốt đến hệ tiêu hóa còn chứa nhiều dưỡng chất: vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…), các axit hữu cơ. Thành phần khoáng chất trong váng sữa cũng phong phú từ kali, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng…

Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho cơ thể được khỏe mạnh. Canxi có nhiều trong váng sữa rất tốt cho việc tăng cường và phát triển của xương.

Ngoài ra, trong váng sữa còn có nhiều protein động vật, carbonhydrat, axit béo, đường tự nhiên. Váng sữa chứa ít cholesterol hơn bơ nên có thể dùng để thay thế trong việc chế biến.

Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa. Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần.

Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao.

Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

Vậy nên cho bé ăn váng sữa thế nào mới đúng cách để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa mà vẫn hấp thu được dinh dưỡng có trong váng sữa?

Bé ăn váng sữa như thế nào mới đúng cách?

Như đã nói ở trên, váng sữa có hàm lượng chất béo cao. Trên thực tế, váng sữa cũng không nhiều dưỡng chất như một số quảng cáo. Thậm chí, một số sản phẩm váng sữa để bé dễ ăn còn chứa nhiều đường gây nguy cơ béo phí cho trẻ nếu ăn thường xuyên.

Trước hết, các mẹ phải nhớ rằng, không nên cho trẻ dưới 10 tháng tuổi, thậm chí dưới 1 tuổi ăn váng sữa. Và cũng không dùng váng sữa thay cho sữa hoặc bữa ăn của trẻ.

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 10 tháng tuổi, thậm chí 1 tuổi không phù hợp để tiêu hóa chất béo có trong váng sữa. Bởi vậy, các mẹ đừng vội nghe rỉ tai về sự kỳ diệu của váng sữa hay “váng sữa chứa rất nhiều dưỡng chất” rồi mua váng sữa cho bé ăn vô tội vạ.

Các chuyên gia dinh dưỡng thậm chí còn đưa ra khuyến cáo về váng sữa, và các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đúng lượng váng sữa đúng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.

Đối với trẻ trên 10 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé ăn váng sữa sản xuất theo đúng tiêu chuẩn nhưng cần cân đối lượng dinh dưỡng vừa phải.

Đối với các bé từ 10 – 12 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên cho dùng 30g váng sữa mỗi ngày, một tuần ăn không quá 3 ngày. Trẻ trên 1 tuổi, các mẹ có thể cho ăn váng sữa 50g/ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 4 ngày.

Trẻ không nên ăn váng sữa nhiều quá tiêu chuẩn trên. Nếu ăn váng sữa quá nhiều, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị quá tải dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Thậm chí một số trường hợp còn gây ra tiêu chảy.

Vì hàm lượng chất béo có trong váng sữa cao, đối với trẻ béo phì, các mẹ không nên cho ăn váng sữa. Trẻ béo phì đã dư chất béo có trong cơ thể, nếu ăn váng sữa nữa sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Nên cho trẻ ăn váng sữa lúc nào trong ngày?

Cho trẻ ăn váng sữa vào lúc buổi trưa và buổi chiều là tốt nhất. Không nên cho trẻ ăn váng sữa vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt, cho bé ăn váng sữa về đêm sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, ngủ không ngon giấc.

Có bao nhiêu loại váng sữa?

Có rất rất nhiều loại váng sữa được nhập khẩu mà người tiêu dùng bình sẽ không biết được con số cụ thể là bao nhiêu loại.

Đa số các loại váng sữa được ưa chuộng nguồn gốc được nhập từ Đức. Váng sữa được sản xuất chủ yếu ở Trung Âu và Đông Âu, phổ biến ở các nước như Nga, Séc, Ba Lan, Hungary, Đức, Ucraina với tên gọi smetana, còn người Tây Âu có loại tương tự tên là sour cream (kem chua) hoặc Crème fraîche theo tiếng Pháp, nhưng với hàm lượng chất béo ít hơn.

Do là sản phẩm đã được chế biến và thêm vào các thành phần phụ như hương liệu tạo màu, các loại hạt, chất làm đặc, chất ổn định… nên nguyên gốc tên sản phẩm không gọi là váng sữa mà là “món tráng miệng làm từ sữa”

Dễ thấy trên các vỏ hộp bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp: Milch-Dessert mit Vanille, Vanilla milk dessert (món tráng miệng làm từ sữa, hương vani) hoặc cream dessert (món tráng miệng làm từ kem sữa).

Riêng các loại váng sữa từ Nga thì có ghi rõ các sản phẩm là váng sữa 15% hoặc váng sữa 20% (Cmetahobha). Tên gọi “váng sữa” in trên nhãn phụ của sản phẩm là do các nhà nhập khẩu đặt tên để dễ gọi và dễ tiếp thị.

Cách chọn và kiểm tra váng sữa

Nếu mua váng sữa tại cửa hàng, bạn cần lưu ý đến thời hạn bảo quản và thời hạn sử dụng (sau khi mở nắp) của sản phẩm.

Nếu thời hạn sử dụng kéo dài – lên đến vài tháng – thì váng sữa này đã được dùng công nghệ nhiệt độ cao, và trong đó không còn lại dưỡng chất nào bổ ích nữa. Váng sữa tự nhiên thường có thời hạn sử dụng ngắn – không hơn một tuần.

Để kiểm tra chất lượng, bạn có thể hoà một muỗng váng sữa vào ly nước nóng: nếu nó hoà tan ngay lập tức thì là bình thường, còn nếu nó lắng xuống đáy thì không phải váng sữa thật.

Khi chọn váng sữa cho bé, mẹ nên chọn loại ít béo (ăn kiêng) với độ béo tối đa là 10-15%.

Cách phân biệt các loại váng sữa trên thị trường

Trên thị trường Việt Nam hiện có khá nhiều loại sản phẩm làm từ sữa được nhập khẩu từ nước ngoài. Về Việt Nam, một số được gắn mác ‘váng sữa’ nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng chính xác.

Các mẹ có thể tra một số từ, thành phần có trong sản phẩm mà phân loại váng sữa và các chế phẩm từ sữa khác theo phân loại dưới đây:

  • Váng sữa (Сметана/Smetana): Thành phần: cream, men vi sinh vật lactic (có thể có thêm sữa tách bơ). Hạn sử dụng: 7 ngày từ NSX. Bảo quản trong điều kiện từ 2 – 6°C
  • Milk pudding: Thành phần: thường có sữa, đường, chất ổn định, cream, màu thực phẩm, hương liệu (vanilla, chocolate, dâu, etc.). Hạn sử dụng: 3 tháng. Bảo quản trong điều kiện từ 0 – 25°C
  • Tvorog (творог/curd, cottage cheese): Thành phần: thường có sữa, sữa tách bơ, nấm men, phụ gia (đường, nước, sirup, chất điều vị, etc.). Hạn sử dụng: 14-30 ngày. Bảo quản trong điều kiện từ 2 – 6°C

Trên là một số điều cần biết về váng sữa mà các mẹ nên tìm hiểu trước khi cho bé nhà mình sử dụng. Nói chung, váng sữa là tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, như mọi chế phẩm từ sữa khác. Tuy nhiên, váng sữa chỉ tốt cho bé khi các mẹ biết cho bé ăn đúng liều lượng, đúng lúc và đúng độ tuổi hay thể trạng của bé.

Đối với các bé bị suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là chất béo thì nên bổ sung váng sữa, nhưng nếu bé nhà bạn đã bị xếp vào diện béo phì, thừa cân thì tốt nhất là không nên cho bé ăn váng sữa nữa.


Bài viết “Trẻ ăn váng sữa thế nào đúng cách để không bị rối loạn tiêu hóa?” được Mẹ và Bé tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi cho bé ăn váng sữa, tốt nhất các mẹ nên tìm lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cho phù hợp với bé nhà mình nhất!

Nếu các mẹ có kiến thức hữu ích và kinh nghiệm cho bé ăn uống nào, vui lòng chia sẻ để các ba mẹ khác được biết nhé. Mọi thông tin, chia sẻ xin gửi về mommybabyblog@gmail.com.
- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: