9 cách khiến con nghe lời mà không cần phải la mắng, đánh đòn chúng

Kể từ khi những đứa trẻ bắt đầu tập đi, chúng đã dần nhận ra mình là một người hoàn toàn riêng biệt với cha mẹ của mình và bắt đầu hình thành nên ý chí và nhận thức của riêng chúng. Điều này rất tốt tuy nhiên có một vấn đề  xảy ra đó là làm thế nào để chúng ta có thể dạy cho chúng biết cách cư xử với những người xung quanh,và hiểu được một vài phép tắc cư xử cơ bản với mọi người?

Việc la mắng hay bạo lực với một đứa trẻ để ép chúng từ bỏ một cách hành xử sai trái không phải lúc nào cũng mang lên kết quả tốt đẹp như chúng ta vẫn nghĩ. Nhiều trường hợp đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của những đứa trẻ khiến chúng trở nên rụt rè, trầm cảm hay có khuynh hướng bạo lực trong tương lại. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể dễ dàng khiến một đứa trẻ biết nghe lời, biết lắng nghe hơn mà không cần phải la mắng hay đánh chúng.

Dưới đây là 9 cách khiến con nghe lời hơn mà bạn không cần phải là mắng hay đánh đòn chúng:

1. Hãy để những cảm xúc bên trong con bạn lắng xuống

Nếu như con bạn đang khó chịu và bực bội một điều gì đó và khóc, bạn đừng nên cố gắng nói bất cứ điều gì hay hướng dẫn điều gì cho chúng lúc này vì đơn giản rằng chúng sẽ không nghe bạn nói đâu.

Đừng nhảy vào và ép chúng phải nghe những lúc chúng đang khó chịu. Hãy cố gắng chờ cho tới khi con bạn ngưng khóc hẳn, hay các cảm xúc dần lắng xuống bình tĩnh hơn thì hay cố gắng nói về chủ đề này. Hãy liên tưởng điều này với chính bản thân bạn, giả sử như bạn đang gặp phải một chuyện buồn gì đó hay bực bội gì đó nhưng cha mẹ của bạn lại hoàn toàn không quan tâm đến cảm xúc của bạn  và không ngừng nói, nói mãi những lời khó nghe, chửi bới sẽ chỉ khiến bạn nổi quạu thêm.

Dù là một đứa trẻ nhỏ hay đang trong tuổi trưởng thành, bạn cũng không nên quên nguyên tắc này: Nói đúng lúc và đúng thời điểm. Khi cảm xúc dâng tràn thì lý trí sẽ ngủ quên, là cha mẹ bạn cần phải nghĩ đến cảm nhận của con mình trước.

2. Sử dụng lời nói ngọt ngào

Khi con bạn đang quấy khóc, lẫy, buồn hay bực bội chuyện gì đó và không chịu nghe lời, bạn cũng không nên vì vậy mà la hét hay ra lệnh cho chúng trước mặt mọi người.

Hãy nói những lời ngọt ngào với chúng trong trường hợp chúng lì ra và không đi. Đại loại những câu như: “Con để mẹ về một mình buồn quá?.Những đứa trẻ không thích bị ra lệnh đâu nhưng bù lại chúng rất dễ mềm lòng. Nếu như bạn nhẹ nhàng nói với chúng chúng sẽ nghe lời thay vì cương lại với bạn. Hãy nhớ kỹ điều này!

3. Đi bộ trước khi nói chuyện

Thay vì la hét om sòm từ phòng này xuyên qua và làm phiền các phòng hay các nhà khác ( hầu hết tất cả chúng ta thường làm chuyện này ) hãy kềm chế đợi con bạn bình tĩnh lại , sau đó rủ chúng ra ngoài và cùng đi bộ với mình, sau đó thì hãy nói chuyện nhẹ nhàng trực tiếp với chúng về các vấn đề. Hãy nhớ rằng bạn là một hình mẫu tuyệt vời về cách cư xử mà con bạn sẽ noi theo.

Nếu như chúng thấy bạn la hét suốt cả ngày, chúng cũng sẽ làm điều tương tự như vậy với con cái của mình sau này. Có thể trước đây bạn thường hay hét lên hay cằn nhằn om sòm nếu như cảm thấy không hài lòng, bực bội nhưng kể từ lúc này trở đi bạn hãy cố gắng tập kềm chế bản thân mình lại mình. Bởi vì bạn đã là một người cha và người mẹ, bạn cần phải có đủ bình tĩnh để lắng nghe, giúp đỡ con mình tháo gỡ các vấn đề.

Làm thế nào mà bạn có thể giúp được ai đó với cái đầu như nước sôi và tuôn ra những lời khó nghe suốt cả ngày. Con bạn sẽ ý thức rằng nếu chúng chia sẻ với bạn cũng sẽ chỉ khiến bạn nổi điên thêm hay bị la mà chẳng được gì. Sau nay chúng sẽ im tịt mọi thứ và điều này thì rất nguy hiểm sẽ dẫn đến việc rạn nứt trong quan hệ gia đình sau này.

4. Kết nối trước khi nói chuyện

Sẽ không có bất điều gì có thể thay đổi nếu như bạn quay lưng lại với con của mình hay ở trong một phòng khác đóng cửa gậm nhắm cơn giận của chính mình. Nhiều bậc cha mẹ thường làm điều này và nghĩ rằng đó cách khôn ngoan, ít nhất là họ cũng không quạt vào mặt con mình khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nhưng thực tế thì cách này cũng chẳng mang lại kết quả tích cực nào cho cả hai. Bạn quay lưng lại với con mình chiến tranh lạnh với chúng nghĩa là bạn đã bỏ rơi chúng. Những đứa trẻ sẽ cảm thấy cô độc và nghĩ rằng cha mẹ không còn quan tâm đến mình. Hãy bảo đảm rằng bạn sẽ đối diện với con của mình, và cùng nhau gỡ bỏ giải quyết vấn đề. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ luôn nhìn thẳng vào con của mình trong khi nói chuyện với chúng. Điều này có thể liên tưởng đến việc một chiếc tivi vậy, nếu như không cắm dây cắm vào thì sẽ không có bất cứ chương trình nào được phát, bạn cần phải kết nối với con mình. Sẽ không có bất cứ một cuộc đối thoại nào được diễn ra nếu như cả hai cứ im lặng với nhau.

5. Sử dụng ngôn ngữ đúng

Tuyệt đối không dùng từ ngữ thô tục, khó nghe để la mắng trẻ con, vì chúng không những sẽ không nghe bạn mà thậm chí còn bắt chước sử dụng những từ đó sau này. Khi nói chuyện với chúng bạn cần khéo léo sử dụng một số câu hỏi mở để chúng có thể nói ra vấn đề của mình, lắng nghe và cùng chúng tìm ra giải pháp xử lý. Cho ví dụ nếu như bạn muốn con bạn dọn dẹp căn phòng của chúng cho gọn gàng trước khi đi chơi cùng với bạn bè của mình. Hãy nói với chúng rằng: “ Con đã dọn phòng sạch chưa?” hay “ Khi nào con dọn phòng ngăn nắp xong con có thể đi chơi với bạn bất cứ khi nào con muốn”. Nghệ thuật ở đây đó là bạn hãy cho chúng một động lực để làm công việc này, thay vì ra lệnh cho chúng”

6. Cho chúng những sự lựa chọn hấp dẫn hơn

Khi con bạn muốn một cái gì đó mà bạn không đồng ý thì bạn có thể gợi ý cho chúng một sự lựa chọn khác thay vì la mắng và từ chối chúng. Ví dụ như: “ Con không thể đến được công việc ngày hôm nay nhưng chúng ta có thể cùng đi trượt băng cùng nhau!” Sau đó thì bạn ca ngợi hết lời về việc đi trượt băng, mô tả nó thật hấp dẫn vào để con bị bạn thu hút. Cách này sẽ tốt hơn rất nhiều và con bạn sẽ lắng nghe hơn thay vì bạn nói với chúng rằng: “ Không!” và kết thúc

7. Cố gắng diễn đạt ngắn gọn

Bạn không cần phải nói chuyện một cách dông dài khi muốn dạy dỗ hay la mắng con mình một điều gì đó. Hãy cố gằng nói đơn giản, ngắn gọn và trọng tâm nhất là khi giao tiếp với những trẻ nhỏ. Hãy quan sát cách chúng nói chuyện với nhau mà xem, thường những đứa bé chỉ sử dụng vài cụm từ khi nói chuyện với nhau mỗi lần, hãy cố gắng làm điều tương tự như vậy với chúng. Khi bạn nhìn thấy trong mắt con bạn bắt đầu nhạt nhòa bạn nên dừng lại thay vì tiếp tục nói, nếu không bạn và chúng sẽ mất kết nối ngay đấy, chúng sẽ không còn muốn nghe nữa đâu. Đừng nghĩ rằng chỉ những đứa bé nhỏ mới vậy mà khi một đứa bé càng ngày càng trưởng thành thì chúng thật sự không ưa những sự cằn nhằn kéo dài quá lâu đâu

8. Hãy cho chúng một tin nhắn nào đó

Bạn cũng có thể để lại một vài ghi chú nhỏ xung quanh con mình và sử dụng những đoạn dài hơn với những đứa trẻ lớn hơn. Tôi đã áp dụng cách này và chúng hiệu quả rất nhiều, nó giúp dễ dàng hàn gằn lại kết nối đã đứt hay chuyển hướng khiến con mình trở nên dễ bảo hơn. Mặt khác bạn cũng có thể sáng tạo một chút trong các thông điệp của mình để động viên khuyến khích chúng một điều gì đó.

9. Kiên định

Nếu như bạn nói không thì có nghĩa là sẽ không có bất cứ điều gì xày ra cho một yêu cầu nào đó. Nhưng nếu sau đó bạn thay đổi và nói ‘ yes’ ( đồng ý) thì sẽ khiến cho công việc giáo dục con của bạn sau này gặp khó khăn hơn rất nhiều. Những đứa trẻ khi muốn mua một điều gì đó chúng sẽ hay khóc và làm nhiều thứ, nếu chỉ vậy mà bạn chiều theo ý chúng thì sau này sẽ phải luôn chiều chúng. Những đứa trẻ sẽ nhanh chóng học rằng chỉ cần chúng khóc bạn sẽ chiều lòng, và nếu bạn không chiều lòng thì có nghĩa là bạn không thương chúng nữa. Phải thật lưu ý điều này và cẩn trọng, phải kiên định nếu không bạn sẽ rơi vào sự xoay vòng của chúng. Tôi biết là sẽ khó khăn nhưng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu như bạn khiến cho chúng hiểu rằng ai mới thật sự là chủ

Khi bạn nói không, con của bạn có thể sẽ nói giận, khóc, mất bình tĩnh,….miễn không làm hại ai là được. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng cứ để chúng xả hết cảm xúc ra ngoài sau đó chúng sẽ hiểu rằng dù chúng làm thế đi nữa cũng sẽ không có gì thay đổi. Bạn chỉ cần quan sát và phụ trách dòm ngó chúng, chúng sẽ từ bỏ thôi, đừng vì tự ái và bực bội mà chiều theo ý chúng.

Vậy đấy, bạn hoàn toàn có thể khiến con nghe lời hơn mà không cần phải (và cũng không nên) sử dụng những phương pháp mạnh bạo như la mắng hay đánh đòn chúng.

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: