Bé khóc nhiều có sao không? Nên để bé khóc trong bao lâu?

Tuỳ vào độ tuổi, các bé sẽ có tần suất và thời gian khóc khác nhau. Bé khóc nhiều có sao không và nên để bé khóc trong bao lâu là những gì bạn nhận được với bài viết này.

Có một sự thật hiển nhiên mà các bà mẹ nên biết, khóc là hoạt động không thể thiếu của mỗi đứa trẻ khi còn nhỏ và diễn ra khá thường xuyên trong những năm tháng đầu đời. Nhiều bậc phụ huynh khi lần đầu làm cha mẹ đều cảm thấy rất lo sợ khi gặp tình trạng này, đa số đều lo lắng rằng con mình có thể bị đau ở  đâu đó mà họ không biết.

Thế nhưng thực tế không hẳn điều này sẽ gây nguy hại cho con của bạn, không phải lúc nào khóc cũng là do trẻ bị đau ở đâu đó mà nó có thể là báo hiệu cho một nhu cầu, chẳng hạn như đói bụng, lạnh, tã bị ướt,…. Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể xác định được thời gian tối đa khóc của một đứa trẻ để quyết định xem có nên đưa chúng đến gặp bác sĩ hay không?

bé khóc nhiều có sao không
Trẻ khóc nhiều có sao không là lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ sinh con lần đầu..

Bé khóc nhiều có sao không?

Trả lời cho câu hỏi này cũng như giải tỏa một phần nỗi lo lắng của những cặp đôi lần đầu làm cha mẹ, các chuyên gia đã cho biết rằng riêng đối với trẻ sơ sinh, việc khóc trong một thời gian dài đa phần là do chúng cảm thấy khó chịu và bất an. Bất kỳ một đứa trẻ sơ sinh này dưới 4 tháng tuổi đều không khóc “theo ý riêng của chúng” ( bạn có thể hiểu so sánh với cách khóc khi vòi vĩnh ở những đứa trẻ lớn hơn), những đứa trẻ này quả nhỏ và không thể làm được điều này vì chúng hầu như chưa nhận thức gì được nhiều về bản thân.

Chúng chỉ đang muốn cho bạn biết chúng muốn bạn đáp ứng một nhu cầu nào đó nhưng không cách nào nói chuyện được với bạn, và khóc là cách duy nhất chúng thể hiện. Thực tế thì việc khóc hoàn toàn không gây hại cho bé và thường gặp phổ biến ở hầu hết những trẻ sơ sinh.

Nên để bé khóc trong bao lâu?

Nhiều bậc cha mẹ đều cảm thấy băn khoăn không biết nên để con mình khóc trong bao lâu là giới hạn, và tất cả những gì mà họ làm chỉ đơn giản là vỗ về vào lưng của trẻ để xoa dịu chúng. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng :

Trẻ từ 0-3 tháng: Trong giai đoạn này khi thấy con bạn khóc, bạn cần phải ngay lập tức đáp ứng lại nhu cầu của chúng.Thường những đứa trẻ sơ sinh sẽ khóc khi chúng cần một thứ gì đó muốn hay cảm thấy lo lắng, bất an,sơ hãi muốn bạn biết nhưng lại không biết nói. Bạn hãy cố gắng tìm ra nhu cầu của chúng và cung cấp thứ mà chúng cần chẳng hạn như: sữa, tã bị ướt cần thay,… Tuy nhiên cần lưu ý  rằng khi con của bạn khóc, bạn cần phải phản ứng trả lời lại tiếng khóc của chúng. Ví  dụ như khi con bạn khóc bạn có thể vừa vỗ vào lưng chúng vừa thỏ thẻ: sao vậy con? Uhm mẹ thương,….

Có thể bạn không biết nhưng đây là cách đơn giản nhất sớm giúp bạn có thể nhanh kết nối với con của mình và giao tiếp với chúng. Bạn đừng cho rằng những đứa trẻ không biết gì, khi chúng khóc mà bạn vỗ về xúc chạm và nói những lời ngọt ngào, lâu dần nó sẽ hình thành nên một nhận thức trong tiềm thức của chúng về âm thanh, hình ảnh , sự vuốt ve của bạn và cảm thấy an tâm hơn khi có bạn ở bên cạnh.

Khi bé khóc nếu bạn không trả lời cho những nhu cầu của chúng thông báo rằng bạn biết chúng đang cần gì trong thời gian lâu, có thể chúng sẽ ngừng khóc nhưng chúng sẽ tự hiểu rằng mình không xứng được được nhận được những nhu cầu này/ Một đứa trẻ bị bỏ rơi khi khóc trong giai đoạn này sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong cảm xúc về sau trong cuộc sống, và gặp khó khăn trong giao tiếp.Con người là sinh vật đặc biệt nhạy cảm và hoàn toàn có thể bị suy sụp tinh thần nếu như có cảm giác bị bỏ rơi. Bạn hãy thật lưu ý điểm này nhé

Trẻ từ 3-4 tháng tuổi: Lúc này thì trẻ hầu như không khóc nhiều như những tháng đầu tiên sau khi sinh, số lần khóc cũng vơi dần và tập trung chủ yếu vào các nhu cầu như: bị ướt cần thay tã, đói và mệt ( khi bạn cầm những đồ chơi tập luyện cho chúng phát triển mắt hay tai). Và một khi bạn nhận ra được những thói quen của con mình bạn sẽ có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của chúng trước khi việc khóc bắt đầu và tránh nó hoàn toàn. Bằng cách này, bé yêu của bạn sẽ không có lý do gì để khóc dài và lâu cả, nếu đột nhiện con bạn khóc lâu thì rất có thể là do bé cảm thấy không khỏe, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Trẻ từ 5-6 tháng tuổi: giai đoạn này trẻ đã có thể sẵn sàng học về nhận thức bản thân và bạn cũng chỉ nên giời hạn cho phép chúng khóc không quá 6 phút. Và bạn cần phải đáp ứng lại tiếng khóc của chúng, chúng vẫn cần biết rằng bạn ở đó và điều này sẽ làm gia tăng thêm sự kết nối của cả hai. Và bạn sẽ có thể dễ dàng giúp con của bạn học tập  trong quá trình phát triển của mình

Những điều cần làm khi bé khóc

  • Hãy chắc chắn rằng bỉm sạch và khô thoáng.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho bé bú sữa nó và không bị đói
  • Hãy thử bật nhạc hay âm thanh du dương.
  • Vỗ về vào lưng và đi bộ qua lại vòng quanh.
  • Ôm chặt và vuốt ve đua đưa qua lại.
  • Quấn trẻ trong chăn hay một chiếc khăn lông.
  • Đặt trẻ vào xe đẩy và đẩy ra ngoài, qua lại

Những dấu hiệu nào thì nên nhanh chóng đứa trẻ đến bác sĩ?

Nếu bé của bạn liên túc khóc trong độ tuổi này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngày để kiểm tra xem bé có gặp phải vấn đề gì không ( sau khi bạn đã thực hiện tất cả những việc cần làm ở trên)

Một vài trẻ thường hay gặp một số vấn đề trong giai đoạn này như: Dị ứng sữa, cơ thể không dung nạp được sữa công thức hay sữa mẹ , trào ngược axit, táo bón, trầy xước mắt.

Lời khuyên đặc biệt dành cho tất cả những bà mẹ trong tình huống con đang khóc:

“ Có một điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là không bao giờ được để một đứa trẻ từ 0-3 tháng tuổi khóc trong một thời gian dài mà không trả lời tiếng khóc của chúng. Việc trả lời những tiếng khóc của bạn sẽ giúp cho đứa trẻ học được một điều rằng bạn sẽ mang đến sự thoải mái và đáp ứng những nhu cầu của chúng. Mọi đứa trẻ đều cần được cảm thấy yêu thương và ôm ấp, nó sẽ giúp đứa trẻ phát triển cảm xúc của mình. Những đứa trẻ quá 5 tháng tuổi thì bạn có thể để chúng khóc trong một thời gian ngắn sau đó đặt chúng vào nôi để dạy cho chúng biết phải ngủ.”

“Khá là vất vả, tôi và chồng mình đã từng phải thức trắng vì việc khóc đêm của cậu con trai và sau cùng thì cu cậu cũng chịu ngủ khi đêm xuống.  Khi đó tôi còn nghĩ rằng sẽ không bao giờ có việc cậu con chịu ngủ trong cũi một mình nhưng sau cùng thì cu cậu cũng làm được. Chúc may mắn cho tất cả những ai mới bắt đầu làm cha mẹ, hãy chuẩn bị tinh thần để thức đêm, thiếu ngủ trầm trọng và kiên nhẫn” Một bà mẹ chia sẻ

Chuyên đề hướng dẫn đặc biệt từ chuyên gia: Phương pháp “Cry it out”

Nếu như bé con của bạn đã được 5-6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy chúng “ cry it out” vào thời điểm đi ngủ để học cách làm thế nào để tự ngủ. Hãy áp dụng phương pháp này khi bạn thỏa mãn các điều kiện sau: Con của bạn đã đủ số tháng như yêu cầu, đã được bú no, thay tã lót khô ráo và không bệnh

Lý thuyết nền tảng cho phương pháp này chính là sử dụng cách trả lời tiếng khóc của con bạn. Trong khi bạn vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu của con mình ôm ấp vuốt ve tình cảm,hãy thỏ thẻ một âm thanh thật nhẹ nhàng và chạm nhẹ nhàng vào lưng của chúng để khiến con bạn cảm thấy an tâm và nín khóc. Con bạn sẽ biết bạn ở đó và ở bước tiếp theo bạn sẽ dạy chúng đã đến lúc đi ngủ

-Đầu tiên bạn cần phải thiết lập một thời gian ngủ cho con của bạn , đặt trẻ xuống, cho bú lần cuối cùng. Sau đó tắm trong nước ấm thư giãn, mặc đồ ngủ. Kế đến thì đọc sách hay hát, hay chơi trong yên lặng. Sau thời gian này thì đặt con của bạn vào trông nôi hay cũi. Tắt đèn hay bất cứ thứ gì gây kích thích thị giác của trẻ.

-Rời khỏi phòng (Điều này rất có thể sẽ khó khăn cho bạn nhưng hãy biết rằng nó sẽ còn khó khăn hơn cho bạn gấp nhiều lần để tự học cách ngủ một mình). Chờ ở trước cửa phòng 5 phút.Nếu bé con của bạn vẫn tiếp tục khóc sau 5 phút, hãy trở vào bế con bạn trên tay, vỗ vào lưng , thỏ thẻ và sau đó thì đặt con bạn vào nôi và rời phòng lần nữa.

-Hãy lặp lại toàn bộ quá trình này sau 5 phút cho đến khi con bạn ngủ hẳn và thôi không om sòm nữa.

Cách tìm hiểu và đoán nhu cầu của trẻ khi khóc

Trước khi để cho con bạn khóc trong một thời gian dài, bạn cần phải nhanh chóng xác định tại sao của con bạn lại khóc và đó là việc cần phải làm trước tiên. Sau đây là một vài lý mà bạn có thể nhanh chóng nhận ra nhu cầu của con bạn

Quá kích thích:Nếu như bạn đang ở một nơi có nhiều người, ở những nơi mua sắm hay bất kỳ sự kiện nào có sự xuất hiện của nhiều người . Sự ồn ào có thể gây sợ hãi cho đứa trẻ. Bạn hãy đưa con mình nhanh chóng đến một nơi yên tĩnh để trẻ có thể nhanh chóng bình tĩnh lại.

Đói: hãy cố gắng thử cho bé con của bạn bú, nếu bé sẵn sàng ăn nghĩa là bé đang đói và có thể bú nhiều hơn, phát triển nhanh hơn

Bỉm bị ướt: Hãy thữ kiểm tra xem bỉm của con bạn có bị ướt hay ẩm quá không, nếu  có hãy thay ngay, bé của bạn có thể ướt nhưng bỉm nhất định phải khô ráo. Hãy thay bỉm ngay khi có thể để làm con của bạn bình tĩnh lại.

Qúa nóng hoặc quá lạnh: Trẻ nhỏ không thể điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể của chúng, nếu như quá nóng hãy cho bé mặc thật mát mẻ, còn quá lạnh thì mặc thật ấm

Cần âu yếm: Em bé của bạn có thể chỉ cần sự âu yếm và tình cảm của bạn, cố gắng giữ em bé của bạn âu yếm nói chuyện hay hát cho chúng nghe

Cần di chuyển: Em bé của bạn có thể cảm thấy buồn chán với việc nằm lỳ một chỗ,muốn được di chuyển một chút, hãy bế con của bạn đi vài vòng, hay bỏ vào xe đẩy đẩy ra ngoài, hoặc vừa đi lại vừa vỗ vễ trên lưng bé

Cần một núm vú giả: Trẻ có nhu cầu bẩm sinh là bú, đôi khi cần có một núm vú giả. Hãy thử sử dụng một núm vú giả nếu bé của bạn cử động miệng quá nhiều, hoặc đưa tay của mình lên miệng và không đó..

Hy vọng với bài viết trên, các mẹ có thể có thêm một số kiến thức căn bản liên quan đến việc khóc của bé nhé. Chúc bé luôn vui khoẻ!

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: